HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ, MÁY MÓC - DỤNG CỤ

Máy Phá rung tạo nhịp tim
(Download file)
1. Thông số kỹ thuật:
-    Hãng sản xuất: NIHON KOHDEN – Nhật Bản
-    Model: TEC-5531K
-    Kiều đánh sốc: Bằng tay, đồng bộ, tự động (AED)
-    Năng lượng đầu ra : 2, 3, 5, 7, 10, 20, 30, 50, 70, 100, 150, 200 và 270J.
-    Giới hạn năng lượng: 50J cho bản đánh sốc trong.
-    Dạng sóng ra: Edmark, mạch đơn pha
-    Kích thước bản sốc:
+ Bản sốc người lớn: 70 x 106mm (±3mm)
+ Bản sốc trẻ em: 45 x 53mm  (±3mm)
-    Chiều dài cáp đánh sốc: 2.0 m
-    Màn hình: 5,7 inch, LCD, màu
-    Độ nhậy: x1/4, 1/2, 1, 2, 4, Auto gain (Tự động chỉnh độ nhậy)
-    Nguồn điện: Nguồn AC, 100-240V, 50/60Hz
-    Kích cỡ: 290 x 172 x 355 mm
-    Trọng lượng:
+ TEC-5521K: 6.1Kg (Gồm điện cực đánh sốc ngoài, Khối nguồn AC, không có âc quy), 5.3kg (Điện cực đánh sốc tiêu hao Khối nguồn AC, không có âc quy)
+ TEC-5531K: 6.3Kg (Gồm điện cực đánh sốc ngoài, Khối nguồn AC, không có âc quy), 5.5kg (điện cực đánh sốc tiêu hao Khối nguồn AC, không có âc quy)
2. Chức năng:
-    Sốc tim, phá rung, tạo nhịp tim.
3. Cách vận hành:
A. ĐÁNH SỐC KHÔNG ĐỒNG BỘ
1.    Xoay núm vặn để chọn mức năng lượng cần đánh sốc
2.    Thoa gel lên 2 bản đánh sốc
3.    Nhấn nút CHARGE ( SỐ 2 ) để nạp năng lượng đánh sốc
4.    Áp 2 bản sốc lên người bệnh nhân sao cho đèn tiếp xúc sáng màu xanh là tiếp xúc tốt ( màu vàng hoặc đỏ là tiếp xúc không tốt --> không được đánh sốc )
5.    Nhấn đồng thời 2 nút DISCHARGE ( SỐ 3 ) để thực hiện việc đánh sốc
6.    Thực hiện lại 5 bước trên nếu muốn tiếp tục đánh sốc
B. ĐÁNH SỐC ĐỒNG BỘ
1.    Xoay núm vặn để chọn mức năng lượng cần đánh sốc
2.    Thoa gel lên 2 bản đánh sốc
3.    Cắm dây cáp điện tim vào máy và gắn điện cực cho bệnh nhân
4.    Nhấn nút LEAD để chọn đạo trình muốn theo dõi khi đánh sốc ( thường là đạo trình II )
5.    Nhấn nút CHARGE ( SỐ 2 ) để nạp năng lượng đánh sốc
6.    Nhấn nút SYNC  để chọn chế độ đánh sốc đồng bộ
7.    Áp 2 bản sốc lên người bệnh nhân sao cho đèn tiếp xúc sáng màu xanh là tiếp xúc tốt ( màu vàng hoặc đỏ là tiếp xúc không tốt --> không được đánh sốc )
8.    Nhấn và giữ  đồng thời 2 nút DISCHARGE ( SỐ 3 ) để thực hiện việc đánh sốc
9.    Thực hiện lại 8 bước trên nếu muốn tiếp tục đánh sốc
C. ĐÁNH SỐC TỰ ĐỘNG
1.    Tháo pad đánh sốc bằng tay ra và gắn pad đánh sốc dán vào máy
2.    Xoay núm vặn qua chữ AED để máy theo dõi bệnh nhân và tự động nạp năng lượng đánh sốc nếu nhịp tim bệnh nhân có dấu hiệu suy yếu
3.    Nhấn nút DISCHARGE ( SỐ 3 ) để thực hiện việc đánh sốc
4.    Nếu nhịp tim bệnh nhân vẫn suy yếu thì máy tiếp tục nạp mức năng lượng cao hơn  ta nhấn nút DISCHARGE ( SỐ 3 ) để tiếp tục đánh sốc
5.    Thực hiện lại 4 bước trên nếu muốn tiếp tục đánh sốc
D. TẠO NHỊP NGOÀI
1.    Tháo pad đánh sốc bằng tay ra và gắn pad đánh sốc dán vào máy
2.    Xoay núm vặn qua chữ PACING ( FIXED hoặc DEMAND ) để thực hiện việc tạo nhịp ngoài
3.    Nhấn nút PACING RATE để chọn tốc độ nhịp tim cần tạo cho bệnh nhân
4.    Nhấn nút PACING OUTPUT đưa về 0 mA
5.    Nhấn nút START/STOP để cho máy bắt đầu tạo nhịp
6.    Nhấn nút PACING OUTPUT để tăng cường độ dòng điện qua tim lên từ từ
7.    Nhấn nút START/STOP một lần nữa để dừng tạo nhịp
8.    Thực hiện lại 7 bước trên nếu muốn tiếp tục tạo nhịp